Cột thu lôi,hay cột chống sét là một thanh kim loại hoặc vật bằng kim loại được gắn trên đỉnh của một tòa nhà, điện ngoại quan bằng cách sử dụng một dây dẫn điện để giao tiếp với mặt đất hoặc “đất” thông qua một điện cực, thiết kế để bảo vệ tòa nhà trong trường hợp sét tấn công. Sét sẽ đánh xuống mục tiêu là trình xây dựng và sẽ đánh vào cột thu lôi rồi được truyền xuống mặt đất thông qua dây dẫn, thay vì đi qua tòa nhà, nơi nó có thể bắt đầu một đám cháy hoặc giật điện gây ra. Đây là một công cụ rất hữu ích với con người, có thể giúp chúng ta giảm thiểu nguy cơ từ sét.
Để bảo vệ đồ điện gia dụng, người tiêu dùng còn phải lắp các thiết bị chống sét thứ cấp (hệ thống chống sét lan truyền hoặc cảm ứng). Bởi khi sét đánh, luồng điện sẽ lan truyền hoặc cảm ứng vào hệ thống điện trong nhà, truyền hình cáp, cáp tín hiệu Internet… gây hư hại cho đồ điện.
Cột chống sét ra đời vào năm 1752 bởi nhà khoa học người Mỹ Benjamin Franklin. Khi đó, ông đã làm thí nghiệm về điện trong khí quyển rất nổi tiếng. Ông đã buộc một chiếc diều vào một chiếc cột nhà, ở đó ông cũng buộc một chiếc chìa khóa. Sau đó, cơn giông ập tới, mưa bắt đầu xối xả, thám ướt vào chiếc dây của diều. Sấm sét lúc đó cũng rất đáng sợ, đánh vào con diều. Do bị ẩm ướt nên con diều có khả năng dẫn điện. Franklin đã sờ vào chìa khóa đã cảm thấy bị điên giật rất đáng sợ. Sau đó, ông dùng chai Leyden để tích điện và đã tích một lượng điện lớn. Benjamin Franklin thực hiện thí nghiệm này với con trai là William Franklin. Thật may mắn cho Benjamin vì 1 năm sau đó, nhà vật lý người Nga gốc Đức Georg Wilhelm Richmann đã bị sét đánh chết khi cũng thực hiện thí nghiệm tương tự.
Nhờ có thí nghiệm nói trên, Benjamin Franklin đã mạnh dạn sử dụng cột thu lôi đầu tiên tại Philadelphia. Sau nhiều ngày dông bão, căn nhà của ông, nơi đặt chiếc cột thu lôi đó, không hề bị ảnh hưởng. Thấy vậy, dân chúng vùng Philadelphia cũng làm theo. Dần dần, cột thu lôi trở nên phổ biến
Để lắp đặt và sử dụng hiệu quả các thiết bị chống sét chúng tôi gửi tới bạn một số lời khuyên như sau:
Tiêu chí | Lưu ý khi lắp đặt sử dụng thiết bị chống sét |
Kim thu sét | Kim thu sét là một thanh sắt hay thanh kim loại (gọi là kim cổ điển) được gắn trên mái của công trình và có dây dẫn xuống hệ thống tiếp đất.
Khi chọn vị trí, độ cao đặt kim thu sét và chiều cao cột, cần lưu ý đảm bảo khoảng cách tiêu chuẩn giữa cột kim và các vật xung quanh. |
Dây dẫn để thoát sét | – Nên sử dụng dây đồng tròn bện có độ dẫn điện tốt.
– Dây nên ít chắp nối và càng to càng tốt. Nên sử dụng dây có tiết diện 50 mm2 trở lên. – Trong quá trình thi công, hãy chọn đường đi dây thẳng nhất. – Số lượng dây thoát sét tùy thuộc vào kích thước ngôi nhà (tối thiểu phải có 2 dây, đối với các ngôi nhà to cần có nhiều dây hơn). |
Hệ thống tiếp đất chống sét | – Trong thiết kế hệ thống tiếp đất, tùy từng vùng đất mà bố trí số lượng cọc và kiểu cho phù hợp, đảm bảo điện trở nối đất đúng quy định. Thông thường, bộ phận thu sét gồm 3 đến 5 kim thu sét được gắn trên nóc nhà và nối với nhau.
– Hệ thống tiếp đất phải có tổng trở nhỏ và ổn định trong nhiều năm, đảm bảo việc tản năng lượng sét xuống đất nhanh và an toàn. |
Vật liệu công trình | – Đối với ngôi nhà làm bằng vật liệu dễ cháy, phải cách ly kim thu sét với vật liệu dễ cháy. |
Bảo đảm an toàn cho các thiết bị điện tử | Cần lắp thêm một tầng cắt sét thứ cấp (tầng bảo vệ thứ 2). Thiết bị thứ cấp này có tác dụng làm giảm điện áp dư từ tầng sơ cấp, giúp bảo đảm an toàn cho các thiết bị điện tử. |
Chống sét đánh ngang | Nếu chỉ dùng hệ thống kim thu sét tia tiên đạo thì chỉ bảo vệ được sét đánh thẳng xuống công trình còn không thể bảo vệ hệ thống chống sét đánh ngang công trình (nhất là đối với công trình cao trên 45 m).
Vì vậy, tùy từng vị trí công trình xem xung quanh có nhà cao tầng và hệ thống chống sét hay không mà quyết định thêm vòng tròn chống sét bằng thanh đồng chạy xung quanh nhà để chống sét đánh ngang, khoảng 10 m một vòng tròn và liên kết với nhau thành một hệ thống thu sét. |