Quy trình công nghệ đúc đồng của làng nghề mỹ nghệ Đại Bái

Đúc đồng hay sản xuất các vật phẩm đồ đồng luôn đòi hỏi nhiều công đoạn và người thực hiện – các nghệ nhân phải khéo tay và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề là địa chỉ đúc đồng tin dùng của người Việt

Quy trình công nghệ đúc đồng của làng nghề mỹ nghệ Đại Bái tại Gia Bình Bắc Ninh

Các sản phẩm làm ra lại phải hội đủ các tinh hoa và yếu tố cần thiết rồi mới cho ra thị trường. Vì vậy các sản phẩm đồ đồng do được cung cấp đều đảm bảo đầy đủ các quy trình sản xuất, nghệ nhân thực hiện và trải qua nhiều khâu kiểm tra chất lượng, chính vì vậy, chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp chính hiệu các vật phẩm chính gốc từ làng nghề mỹ nghệ truyền thống Đại Bái – đã có tiếng trong việc đúc đồng từ hàng ngàn năm nay

Xin giới thiệu tới quý khách sơ các bước tạo nên một vật phẩm đồ đồng mà chúng tôi cung cấp, hi vọng các thông tin này phần nào sẽ phản ánh cho quý khách thấy sự tinh túy trong từng sản phẩm đồ đồng của chúng tôi!

1) Tạo mẫu trước khi đúc đồng

– Dùng đất sét chuyên ngành điêu khắc đắp mẫu theo quy định, chỉnh sửa đường nét, ngôn ngữ điêu khắc của thành phẩm trên từng thành phẩm

– Khi đạt được yêu cầu làm khuôn thạch cao âm bản chỉnh sửa đổ ra khuôn thạch cao

– Bản chỉnh sửa đường nét như phát thảo đã được duyệt

2) Tạo khuôn cho mẫu vật phẩm đồ đồng

– Dùng đất + Chấu + Giấy gió Để làm khuôn âm bản (Khuôn mở hay còn gọi là khuôn 2 nửa)

– Sau đó dùng đất bùn củ + Chấu + Bột chịu nhiệt làm cốt bên trong (gọi là làm thao)

– Nung chín khuôn ở nhiệt độ 700 độ C, sau đó để nguội căn chỉnh độ dày mỏng của phần đồng, đạt theo yêu cầu kỹ thuật

– Chỉnh sủa khuôn, lau nhãn, quét sơn chịu nhiệt nung lại 1 lượt nữa ở nhiệt độ 500 độ C, ghép khuôn thành 1 khối

3) Nấu chảy đồng nguyên liệu

Nấu đồng ở nhiệt độ 1200 độ C, khi đồng chảy hết pha tỷ lệ Thiếc + Chì + Kẽm theo yêu cầu, chỉnh nhiệt độ la 1250 độ C, nước đồng lỏng đạt theo yêu cầu lúc đó đưa ra và rót vào khuôn

* Lưu ý

– Khi pha kim loại vào từng thành phẩm các nghệ nhân phải có kinh nghiệm pha chộn các hỗn hợp kim loại lại với nhau

– Ví dụ:

+Đối với tượng bán thân tỷ lệ cần pha : Đồng 92% + Thiếc 5% + Chì 3%

+Nhưng đối với tượng ngoài trời thì tỷ lệ: Đồng 85% + Thiếc 9% + Chì 3% + Kẽm 2% + Ni Ken 1%

– Tuỳ theo từng thành phẩm mà các nghệ nhân pha trộn khác nhau

4) Rót đồng vào khuôn

Trước khi đúc đồng và các hợp kim nóng chảy vào khuôn phải nung khuôn nóng đều, đủ độ nhiệt cho đồng chảy đều trong khuôn. Đây là khâu khó nhất phải nhờ kinh nghiệm của đôi mắt và khả năng phán đoán của nghệ nhân.

5) Hoàn thiện sản phẩm và kiểm tra vật phẩm trước khi đưa ra thị trường

Sau khi khuôn nguội, dỡ khuôn lấy sản phẩm ra mài, giũa, đục, tách, mà rũa theo mẫu và con mắt của nghệ nhân phải đồng sắc – đồng khí mới đạt yêu cầu kỹ thuật , nghệ thuật. Khó đúc nhất là các loại: sản phẩm có các thành phần chi tiết nhỏ, tượng chân dung Phật, người phải có thần thái; chuông, khánh đánh lên phải trong trẻo, ngân vang.

Khi xong mỗi vật phẩm đều được người thợ kiểm tra tỉ mỉ từng chi tiết đến khi xuất cho bên trừng bày để bày bán. Một số sản phẩm còn có các khâu phụ thêm nữa để giúp sản phẩm đẹp hơn, bền hơn, càng dùng càng thích.

Quy trình đúc đồng tưởng trông đơn giản là vậy nhưng thực sự ra nó là rất nhiều công đoạn phức tạp được chúng tôi nói ngắn gọn lại cho quý khách dễ hiểu. Hi vọng rằng quý khách sẽ có một cái nhìn khái quát về các vật phẩm đẹp đẽ này. Mọi yêu cầu tư vấn hay đặt hàng sản phẩm xin vui lòng quý khách gọi điện ngay cho chúng tôi theo số điện thoại bên cạnh.

Chúc quý khách luôn được như ý làm ăn phát đạt và may mắn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *