Hệ thống tiếp địa chống sét cho công trình nhà ở cần phải thi công cẩn thận và đúng quy trình để hạn chế những thiệt hai do sét gây ra.
Hệ thống tiếp địa (đất) bao gồm cọc điện cực, hoặc cọc dàn tiếp đất được liên kết với nhau. Chúng được nối chung với nhau qua mạng dây dẫn (cáp dẫn):
- Điện cực tiếp đất tự nhiên. (Natural Earth Electrode). Điện cực tiếp đất tự nhiên là các bộ phận bằng kim loại của công trình, được tiếp xúc trực tiếp với đất và được sử dụng như mục đích tiếp đất.
- Điện cực tiếp đất nhân tạo (Aritificial Earth Electrode). điện cực tiếp đất nhân tạo là điện những điện cực được sử dụng riêng cho mục đích tiếp đất. Nó là vật dẫn điện có hình dạng bất kỳ, không bọc cách điện bên ngoài và được chôn trực tiếp trong đất hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất.
- Dàn tiếp đất ( Ground pole). Dàn tiếp đất là một hay nhiều điện cực tiếp đất liên kết với nhau được chôn trực tiếp hoặc tiếp xúc với đất.
- Mạng tiếp đất (Earthing Network). Mạng tiếp đất là một dàn tiếp đất hoặc liên kết nhiều dàn tiếp đất có chức năng khác nhau trong một khu vực địa lý.
- Cáp dẫn đất, dây dẫn đất (Earthing Conductor). Cáp (dây) dẫn đất là cáp(dây) nối tấm tiếp đất chính với dàn tiếp đất.
Hệ thống tiếp đất (Grounding System). Hệ thống nối đất bao gồm dàn tiếp đất và cáp (dây) dẫn đất:
– Thường dùng cọc đồng đường kính từ 14mm trở lên, dài 2m.
– Chiều sâu và số lượng cọc tùy thuộc vào địa chất từng vùng, làm sao khi kiểm tra điện trở đo được dưới 10 Ohm.
– Các cọc phải nối với nhau bằng dây đồng, hàn hoặc bắt bằng bulon đồng.
Lưu ý :
– Hiện nay trên thị trường hầu hết các thiết bị điện đều có dây nối đất qua plug cắm 3 chân, nên chỉ cần nối dây tiếp đất vào ổ cắm có 3 lỗ. Khi sử dụng cắm plug 3 chân vào ổ cắm 3 lỗ.
– Một số khu chung cư cao cấp hiện nay đã chú ý đến vấn đề này: trong các căn hộ có ổ cắm 3 “chân”, trong đó có một “chân” đã nối đất nên khá an toàn
– Dây nối đất thường chỉ thị bằng màu xanh lá cây có sọc trắng
Be the first to review “Cọc tiếp địa chống sét”